Những app vay tiền bị bắt trong năm 2022

Trong năm vừa qua, cơ quan hành chính & công an đã vào cuộc truy bắt rất nhiều app vay tiền lừa đảo, cho vay nặng lãi trái với quy định hiện hành của Nhà Nước. Nổi bật trong đó là những app vay tiền bị bắt như: More Loan, Smart Loan, Beat Cash, Money Top, V Đồng, Home Đồng, I Đồng, Vay Tốc Độ, Cashwagon,…

Bài viết hôm nay richard-rappaport sẽ chia sẻ một cách chi tiết về tình trạng “nhức nhối” này, nhằm giúp cho bạn đọc không gặp phải các app vay tiền “lừa đảo”!

Nguyên nhân chính khiến cho những app vay tiền bị bắt

những app vay tiền bị bắt

Để nói về lý do khiến cho những app vay tiền bị bắt thì thực sự là vô vàn, tuy nhiên chúng tôi xin phép được liệt kê những nguyên nhân chính dẫn đến việc bị công an “sờ gáy” như sau:

  • Mức lãi suất cắt cổ: Khác với những app vay tiền online uy tín thì đa số những app vay tiền bị bắt đều áp dụng mức lãi suất hàng trăm %/năm, cao hơn rất nhiều so với hạn mức mà pháp luật hiện hành nước ta đang áp dụng.
  • Quảng cáo trá hình, hoạt động bành trướng: Những đơn vị này mời chào quảng cáo khách hàng với mức lãi suất ít nhưng thực tế lại áp dụng mức lãi suất cao hơn gấp nhiều lần.
  • Ăn cắp thông tin khách hàng: Nhiều app cho vay tiền thường yêu cầu khách hàng phải cung cấp hình ảnh, số điện thoại & giấy tờ tùy thân của người thân thì mới xét duyệt hồ sơ. Sau đó, những đơn vị này thường khủng bố họ bằng cách nhắn tin đe dọa, gọi điện liên tục.
  • Văng tục, nhục mạ người khác: Nếu đến hạn thanh toán nhưng vì một vài lý do nào đó mà khách hàng không thể nào trả hoặc trễ hẹn, ngay lập tức những app vay tiền bị bắt thường cho nhân viên dùng giọng giang hồ gọi điện đe dọa khách hàng. Không những thế còn tùy tiện tung hình ảnh của khách hàng lên mạng xã hội để nhục mạ, xúc phạm danh dự.

Yếu tố dễ nhận biết của những app vay tiền bị bắt

app vay tiền bị bắt

Chính vì thế, khi bạn gặp khó khăn về tài chính & có nhu cầu vay nóng hãy tránh xa những app vay tiền có những yếu tố như sau để tránh bản thân vướng phải rắc rối không đáng có. Cụ thể:

  • Hợp đồng vay có những quy định vô lý: Những app vay tiền bị bắt thường đưa vào những điều khoản mơ hồ cùng nhiều khoản phí vô lý trong hợp đồng vay tiền. Nếu bạn không chú ý đọc kỹ hoặc nắm vững thông tin sẽ bị lừa.
  • Lãi suất cao cắt cổ: Dựa theo quy định hiện hành của Nhà Nước, lãi suất cho vay tiền hợp pháp không được vượt qua 20%/năm & 1,666%/tháng. Tuy nhiên có nhiều đơn vị tín dụng đen cho vay nóng thường áp dụng mức lãi cao cắt cổ như 40% hoặc 60% để chèn ép và trục lợi từ khách hàng.
  • Chiếm đoạt tài khoản ngân hàng & tài sản hiện vật: Có không ít app vay tiền bị bắt đã yêu cầu khách hàng phải điền thông tin tài khoản ngân hàng, bao gồm cả mã OTP, mã số bảo mật của thẻ,… nhằm chiếm đoạt tài sản & tài khoản ngân hàng.

Những app vay tiền bị bắt trong năm 2021

Đối với tình trạng cho vay tiền đầy biến động như hiện nay, đã khiến không ít khách hàng cảm thấy sợ hãi vì sự biến tướng của những đơn vị tín dụng đen lừa đảo. Trong năm 2021, cơ quan công an đã tiến hành truy bắt nhiều ứng dụng cho vay tiền để xử lý tận gốc thực trạng này. Dưới đây là những app vay tiền bị bắt vừa qua, bạn hãy tham khảo để tránh những cái tên “na ná” như vậy khi có nhu cầu vay nóng nhé:

  • VinaFin
  • 30sVay
  • Mvay
  • V Đồng
  • Ovay
  • MaxCash
  • Tiền về 30s
  • Cây Phát Tài
  • Vay Nóng 24/24
  • Fast Loan 24/7
  • King Cash
  • MerryCash
  • QueenDong
  • Cashwagon
  • VĐồng
  • Vtiền
  • VayVay
  • Tic Tắt Đồng
  • Yêu Vay

Mặc dù những app vay tiền bị bắt này đã bị công an xử lý, nhưng trên thị trường tài chính hiện nay vẫn còn rất nhiều app cho vay “lừa đảo” đang hoạt động trôi nổi. Chính vì thế, bạn cần đặc biệt chú ý để tránh vướng phải rắc rối không đáng có nhé!

Nên làm gì khi vay phải những app vay tiền bị bắt?

các app vay tiền bị bắt

Nếu không may bạn vay phải những app vay tiền bị bắt thì chúng ta nên áp dụng cách giải quyết như sau để bản thân nhanh chóng thoát khỏi rắc rối không đáng có một cách tốt nhất, cụ thể:

  • Không cho phép app vay tiền quyền truy cập vào những ứng dụng cá nhân của bạn như: Zalo, Messenger hoặc Facebook.
  • Nhanh chóng thanh toán hết khoản nợ vay trên app & đừng bao giờ quay lại.
  • Chụp màn hình và ghi âm lại những tin nhắn đe dọa, nhục mạ (nếu có).
  • Luôn chụp màn hình những số tiền mà mình đã thanh toán hoặc sao kê tài khoản chuyển tiền để làm bằng chứng.

Gợi ý các app vay tiền uy tín tại: https://vaynhanhonline.com.vn/

Lời kết

Trên đây là những thông tin liên quan tới những app vay tiền bị bắt mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Qủa thực bất cứ ai cũng có lúc gặp khó khăn về tài chính, nhưng mọi người vẫn cần hết sức chú ý để tránh gặp phải những rắc rối không đáng có. Bởi lẽ hiện nay trên thị trường vẫn còn không ít app vay tiền “lừa đảo” đang hoạt động trôi nổi. Do đó để bảo vệ bản thân thật tốt, trước khi vay bạn hãy đọc kỹ những thông tin mà bên vay đưa ra nhé. Chúc bạn đọc luôn may mắn & thành công!