Các công đoạn trong kỹ thuật in phun

Kỹ thuật in phun là một trong những kỹ thuật in khá phổ biến trong lĩnh vực in ấn hiện nay nhưng không phải ai cũng hiểu được quy trình của nó. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin chi tiết hơn về công nghệ in này nhé.

Khái niệm in phun

In phun là một công nghệ in trực tiếp mà các khuôn in không cần phải tác động với bề mặt in. Kỹ thuật này dùng những giọt mực nhỏ nhờ vào phần đầu in mà đầu in sẽ luôn di chuyển liên tục trên băng truyền cho đến khi quá trình in ấn kết thúc

Trong in ấn, người ta phân máy in phun thành 2 loại chính căn cứ theo việc dùng màu của đó là máy in phun màu và máy in phun đen trắng. Không như máy in phun màu, máy in phun trắng không được nhiều người lựa chọn do chất lượng in không cao. Máy in phun màu thường dùng 4 màu cơ bản là màu đen, xanh, đỏ và vàng, chúng sẽ được kết hợp với nhau để tạo nên sự đa dạng cho bản in.

Xem thêm: Những tiêu chí quan trọng để lựa chọn công ty in hộp giấy đựng sản phẩm mà ai kinh doanh đều nên biết

Một số máy in phun dùng công nghệ phần mềm với mục đích tăng thêm những điểm ảnh để giúp thành phẩm có độ sắt nét và chi tiết hơn. Kỹ thuật in phun có thể được áp dụng với nhiều chất liệu như giấy A4, giấy vải cũng như thủy tinh, kim loại,… Kỹ thuật in này thường được dùng để in bạt, in poster, in vỏ hộp sản phẩm, in danh thiếp….

Các công đoạn trong in phun

Quy trình in phun không quá phức tạp, chúng dùng kỹ thuật in trực tiếp nên file được truyền trực tiếp từ thiết bị điều khiển tới thiết bi máy in nhờ vào phần mềm RIP. Các file đầu vào thường dùng là PDF, TIF, JPJ,… nhưng phổ biến nhất vẫn là TIF, bản in có kích thước càng lớn càng phải dùng độ phân giải cao hơn

Đầu tiên ấn định tệp file cần được in, nên nhớ rằng các file phải tương thích với yêu cầu và máy có thể dễ dàng đọc được các dữ liệu.

Kế đến là chuẩn bị các màu in cho máy cùng vớ đó là xem xét kỹ lưỡng các thành phần của máy in để chắc chắn rằng quá trình in được vận hành một cách trơn tru.

Sau đó kết nối hệ thống máy tính với máy in tiến hành truyền các dữ liệu file. Phần mềm RIP sẽ nhận file in rồi sẽ hỗ trợ một số tính năng phụ như: ghép, phóng to thu nhỏ hoặc di chuyển các hình ảnh để người thợ có thể xác định được hình ảnh sau khi quá trình in kết thúc sẽ ra sao.

Bạn đang có nhu cầu in ấn chuyên nghiệp, uy tín, liên hệ ngay với Công ty In Bảo Ngọc để được tư vấn cụ thể nhé.

Bước kế tiếp là khởi động thiết bị và cho in phun tự động. Cartridge mực của máy in sẽ được di chuyển liên tục trong khu vực hai đầu máy in và chạy dài hết khổ in với quy chuẩn phun mực thông qua tín hiệu dữ liệu đầu vào. Chúng sẽ di chuyển luôn vuông góc với hướng di chuyển của Cartridge mực, sau đó vật liệu được truyền qua thiết bị sấy bằng nhiệt hoặc hồng ngoại

Xem thêm: Giới thiệu mẫu decal dán sản phẩm trái cây, mứt sấy mùa tết

Cần biết rằng, việc sấy khô vật liệu sau khi in phải tương thích với loại mực đã dùng cũng như đặc điểm vật liệu để không làm hư hại bản in hoặc làm chất lượng in không đạt yêu cầu.

Cuối cùng là lấy bản in ra khỏi máy và hoàn thành quá trình in phun.